Chào Mừng Các Bạn Ghé Thăm Kiến Thức Tin Học Sóc Trăng

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

[Review] AMD APU A10-5800K -Đối thủ của Core i3-3220 ?

Cở chữ:
Bản In



I. AMD APU: Cuộc cách mạng từ AMD

AMD APU - Accelerated Processing Unit - Bộ vi xử lý tăng tốc. Đây là hướng tiếp cận mới của AMD vào thị trường khi giá laptop càng ngày càng giảm và thị trường PC đã bước vào buổi chiều. Toàn ngành công nghệ đang bước vào thời thì hậu PC. Những cách tiếp cận cũ đã không còn hiệu quả khi người dùng đang chuyển dần sang Tablet, Notebook, Nettop, ... thì PC cũng phải tiến hóa. Tích hợp tất cả vào chip - System On Chip (SoC) để giảm chi phí sản xuất, đem đến những giá trị gia tăng trên cùng một con chip đó là cách tiếp cận thông minh nhất hiện nay. Intel đã đem đến cho người dùng từ thế hệ Core i nhưng AMD không muốn nhắm mắt thiết kế đại, AMD muốn thành phần tích hợp vào bên trong phải dùng tốt và làm hài lòng người dùng. AMD APU ra đời từ đó, Graphics mạnh mẽ, CPU tốt, Bộ điều khiển bộ nhớ tốt, Giá thành lại phù hợp, mà nếu đem so với giải pháp tương tự ta sẽ được lợi ích từ giá thành thấp hơn và hiệu năng cực tốt.


AMD APU "Trinity" là thế hệ thứ 3 của AMD APU. Trước đó là 2 thế hệ "Zacate" và "Llano". Theo đó thế hệ này cam kết cải thiện hiệu năng GPU và cung cấp giải pháp xử lý hoàn toàn mới... Đi kèm theo đó là chipset mới A85x mà theo đó AMD khuyến khích người sử dụng mua mainboard chipset mới này với các APU mới A10 và A8. Mình sẽ cố gắng kiếm các mainboard khác chạy chip A75 để xem hiệu năng có gì khác biệt hay không. Và cái mà làm nhiều người không hài lòng đó là AMD thay đổi socket bằng cách tung ra socket FM2 thay cho FM1. Theo đó CPU FM1 không tương thích FM2 vì thiết kế mạch điện vào CPU đã thay đổi hoàn toàn.


II- Cái nhìn toàn dòng APU "Trinity"


Từ Llano lên Trinity là một bước tiến dài, nếu các hãng muốn sự an toàn chỉ nên thay đổi 1 trong nhiều thành phần 1 lúc là ổn, nhưng AMD thì lại làm chuyện trái bình thường, thay đổi cùng lúc 3 thành phần.


  1. Thiết kế CPU theo kiểu Bulldozer, lược bỏ bớt Cache L3, sử dụng nhân Piledriver giống FX nextgen, tune lại một chút để tăng 5% IPC so với thế hệ trước. Xung nhịp cao và nhiều tập lệnh mới.
  2. Thiết kế GPU VLIW4 giống HD6900 Series đem lại hiệu năng tăng đáng kể mà số lượng nhân đồ họa giảm đi một chút
  3. Thiết kế lại bộ điều khiển điện trong CPU, tinh chỉnh bộ giải mã video UVD3, tinh chỉnh lại bộ điều khiển bộ nhớ giúp hệ thống chạy bus ram cao dễ dàng hơn
3 thay đổi lớn này làm cho trinity trông khác hoàn toàn so với Llano. Về tổng quan chúng ta có APU bao gồm:


  • Sản xuất trên dây chuyền: 32nm SOI
  • Max Core (Interger Core): 4 Nhân
  • Số transistor: 1.3 tỷ transistor
  • Diện tích đế silicon: 246 mm2
Chúng ta có ảnh chụp nhân CPU "Trinity".

Chúng ta có thứ gần giống trong các BXL FX nhưng khác ở đây là không có cache L3 :sosad:. Các bạn đừng quá lo lắng, với những cải tiến ở Piledriver thì Cache L3 cũng không khiến APU Trinity này giảm quá nhiều sức mạnh, chỉ 2-3% mà thôi mà kéo theo là giảm diện tích, điện năng để phát triển GPU. Theo đó chúng ta có NB mới, UVD mới, CPU core mới, GPU core cũng mới.

Chúng ta đã biết là hiệu năng của FX CPU không được khả quan lắm, nhưng đem lên APU phải cái tiến, và AMD đã bắt tay vào cải tiến vùng chỉ lệnh (Instruction Window) và vùng chỉ lệnh chạy file exe đã biên dịch sẵn. Thêm tập lệnh mới F16C, FMA hay FMA3 là phiên bản thấp hơn cũa FMA4. Cải thiện bộ dự đoán rẽ nhánh, nạp trước dữ liệu (prefect). Cải thiện cache L1 TLB, Vùng data Cache L1. Phân dữ liệu Int và Float nhanh hơn giúp xử lý nhanh hơn.


Rất nhiều cải tiến giúp Piledriver cải thiện được nhiều về hiệu năng làm việc dù không có Cache L3.



Một thành phần mới nữa mà cũng ảnh hưởng lớn đến việc buộc phải thay đổi socket FM1 sang FM2 chính là thiết kế lại NB trong CPU. Thay đổi đó nhằm (mình chỉ liệt kê cái quan trọng):

  • Tăng băng thông đồ họa bằng liên kết I/O trực tiếp khi liên kết HT đã có vẻ không còn phù hợp.
  • Bộ điều khiển bộ nhớ đồ họa riêng biệt
  • Link Bộ điều khiển bộ nhớ đồ họa riêng ra với bộ điều khiển bộ nhớ chính
  • Bộ nhớ chính có thể được giảm xung nhịp để tiếp kiệm điện năng
  • Hỗ trợ bộ nhớ DDR3-1866
  • Tích hợp bộ điều khiển điện năng APU
  • ...
Thiết kế GPU mới:

Chúng ta có thiết kế tương đương như đã được sử dụng cho AMD Radeon HD 6970 đưa vào trong Trinity. Thiết kế này rất tối ưu, không cần sử dụng nhiều Stream Processor mà vẫn đạt hiệu năng rất cao. Xung nhịp cao cũng góp phần tăng thêm sức mạnh của GPU trong Trinity.





III- Socket FM2 - CPU AMD APU A10 - Cấu hình thử


Socket FM2:


đây là sự thay đổi đáng lo ngại nhất - theo suy nghĩ của mình trước đây. Khi người dùng FM1 không được cắm CPU FM2 vào. Nhưng bây giờ thì mình đã nghĩ lại. CPU FM2 không quá vượt trội với FM1 (tính theo giá cả/gia. Những người dùng FM1 hiện tại vẫn có thể tận hưởng cấu hình máy FM1 của mình đang sử dụng.


FM1 vả FM2 khác biệt nhau hoàng toàn 100%. Socket FM1 có 937 chân còn FM2 có 904 chân (CPU-Z) nên các bạn đừng cố gắng gắn vào sẽ có chuyện đấy. Mình chưa có time ngồi đếm nhưng nhìn mắt thường mình có thể thấy các điểm khuyết của socket FM1 khác socket FM2 :shame:



Sự thay đổi này đảm bảo những thay đổi của APU được hoàn toàn, và APU mới sẽ tận dụng được hoàn toàn sức mạnh.

CPU APU A10-5800K


Em này là trùm cuối cũa APU đến thời điểm hiện tại. Với xung nhịp mặc định cao và kiến trúc bulldozer. Chúng ta hãy xem có gì hot.. :gach:


 


IV - Hiệu năng CPU: Phép thử thông dụng
  1. AIDA64 2.60

    Là một phép thử khá nổi tiếng trong vOz. Mình đem nó ra test đầu tiên luôn.


    Trong bộ thử này thì mình muốn test đầu tiên chính là MemCache test. :gach:


    AMD đã có sự cải thiện rõ rệt nhưng mà vẫn thua so với đại diện từ phía Intel. Nhưng cũng là nỗ lực đáng khen từ AMD khi mà NB-Mem của phía Intel được đầu tư lượng transistor lớn hơn nhiều :gach. AMD A10 0 - 1 Core i3-3220


    Tiếp đến là các phép thử CPU. Các phép thử này đã khác cũ nên mình cũng không hy vọng nhiều vào mấy phép thử này. Vì theo AMD nói là phần mềm cần phải được viết lại để kiến trúc mới tận dụng sức mạnh.


    Kết quả:


    AMD A10 0 - 2 Core i3-3220. Tỷ số được nâng lên cho đại diện Intel. Nhưng nhìn chung là khoảng cách không lớn.

    Tiếp tục là đến khả năng xử lý Zlib trong đồ họa và game. Cùng việc băm mảng dữ liệu trong CPU.


    AMD đã giành được điểm đầu tiên rút ngắn tỉ số còn 1-2 :sweat:. Hiện tại tỷ số là AMD A10 1 - 2 Core i3-3220.


    Qua các phép thử FPU. Trong kiến trúc Piledriver cũng giống AMD FX - Bulldozer khi mà 2 Int Core chia sẽ chung 1 FPU 256 bit. Có lẽ vì việc chia sẽ công việc chưa tối ưu nên kết quả chưa được tốt lắm.


    Tỷ số lại được nâng lên cho Intel Core i3. Tỷ số lúc này là AMD A10 1 - 3 Core i3-3220

    Qua phép thử mã hóa AES, do việc hỗ trợ tập lệnh kỹ từ APU nên AMD A10 dễ dàng giành được chiến thắng cách biệt...


    Tỷ số là AMD A10 2 - 3 Core i3-3220
  2. Cinebench R11.5

    Phép thử render này cũng đã khá già rồi. Maxon đã công bố bản R14 cho CINEMA 4D hỗ trợ Bulldozer/Piledriver nên phép thử này được coi là kém chính xác. CHúng ta sẽ chờ đợi bản Cinebench R13 sắp ra mắt.


    Tỷ số được rút ngắn cho AMD khi mà kết quả hơn Core i3 chỉ một chút. Tỷ số được cân bằng 3-3 cho AMD A10
  3. Cinebench R10

    Phép thử này AMD cũng bị lõm hiệu năng một miếng rất lớn. Kết quả mang tính tham khảo.


    Tỷ số được nâng lên cho AMD A10. Lần đầu tiên A10 vươn lên dẫn trước đối thủ với tỷ số AMD A10 4 - 3 Core i3-3220

  4. Fritz Chess

    Phép thử này tính toán số nước cờ để đi trên bàn cờ. Phép thử đa luồng này khá tốt nhưng cũng chưa tối ưu kiến trúc mới của AMD


    tỷ số được nâng lên cho AMD A10, hiện tại tỷ số là AMD A10 5 - 3 Core i3-3220

  5. Wprime

    đây là phép thử mà Intel luôn chiếm ưu thế cho mình. AMD luôn thất thế. Và kết quả hoàn toàn phản ánh điều đó.



    bằng 2 bàn thắng liên tiếp Intel Core 3 đã cân bằng tỷ số 5-5 cho Intel :pudency:


V - Hiệu năng CPU - Các ứng dụng


  1. 3DMax 2011

    Chúng ta đi qua phép thử render hình ảnh 3DMax 2011 và VRay với file 01.max nổi tiếng. Sau hơn 20 phút thử nghiệm thì kết quả đã có. AMD A10 đã có màn trình diễn cực kì ấn tượng


    Kết quả là AMD A10 đã vượt trội với 4 phút ít hơn. Tỷ số nâng lên 6-5 cho AMD A10.
  2. 7Zip

    Phép thử nén và giải nén file. Chúng ta sẽ thấy được sức mạnh đa nhân của 4 nhân Int core thật.

  3. WinRar

    Phép thử của WinRar cũng rất tốt đánh giá chính xác hiệu năng kết hợp của CPU, băng thông bộ nhớ và hoạt động của NB-CPU...


    kết quả là AMD A10 đã giành chiến thắng oanh liệt. A8 do NB chậm đã bị rớt lại phía sau. Tỷ số tiếp tục được nâng lên 7-5 cho AMD A10
  4. Lame MP3

    Chuyển đổi WAV sang Mp3 là công việc rất thường ngày của nhiều người yêu nhạc. Chúng ta hãy xem kết quả...


    Intel đã tỏ ra vượt trội khi về đích dễ dàng. ứng dụng chuyển đổi này phụ thuộc sức mạnh đơn nhân nên không khó lý giải vì sao Intel Core i3 giành chiến thắng. Tỷ số rút ngắn còn 7-6 cho Intel

    Còn 4 phép thử cuối mà thôi. Intel có lội ngược dòng hay là ... thất thủ trước AMD?

  5. x264 Benchmark

    Ai encode nhiều thì mục này dành cho bạn đó. Với phép thử này cho thấy khả năng dùng Int core của AMD vào ứng dụng rất tốt. Tuy chưa tối ưu nhưng có vẻ đã hơn nhiều so với FX-4100


    Chiến thắng giành cho AMD APU A10. Tỷ số được nâng lên 8-6 cho AMD ....
  6. Direct Compute

    đây là ứng dụng kiểm thử khả năng đáp ứng của ứng dụng khi kết hợp CPU và CPU lại để xử lý.


    Với khả năng tính toán tuyệt vời khi kết hợp tất cả CPU và GPU. AMD đã giành chiến thắng cực kì thuyết phục...
  7.  Photoshop CS6
    Mình dùng 1 script gồm Texturiser, Dust & Stratches, Watercolor, Extrude, Smart Blur ... để đánh giá toàn bộ khả nang xử lý hình ảnh photoshop.


    Chiến thắng thuyết phục dành cho AMD A10 :gach: Tỷ số đã là 9-6 cho AMD
  8. HandBrake 0.9.8

    đây là chương trình chuyển định dạng file khá tốt. Mình chuyển file WMV 332MB sang MP4 cho máy điện thoại.


    Tỷ số là 10-6 cho AMD. Kết thúc trận đấu, kết quả thắng dành cho AMD thuyết phục.
 V - Hiệu năng GPU :
Cấu hình test đều xài vga onboard , tức igp .
Ở đây ta thấy sự vượt trội về độ họa game của APU A10








VI- Hiệu năng CPU: Phép thử thông dụng

Gigabyte GA-F2A85X-UP4







*6+2 phase, không nhiều nhưng chắc là không đến nỗi thiếu để "hấp" mấy em APU A10.



Với IC IR3550 chỉ trang bị trên dòng Ultra Durable™ 5 của Gigabyte.




* Nút Power, Reset, Clear CMOS sẵn trên main khá tiện dụng.



* Cũng giống như chíp A75, tất cả các cổng sata trên main đều là sata 3 (6Gb/s), gồm 07 cổng + 01 eSATA 6Gb/s ở phía sau nữa.:beauty:



* Dual Bios, Đèn báo trạng thái hoạt động của hệ thống + 01 thêm cổng sata 3.




* Sound Realtek ALC892, Lan Realtek GbE.




* 3 khe PCI Express 16X (Support CrossFireX), 3 khe PCI Express 1X, và 1 khe PCI




* Các cổng giao tiếp phía sau cũng thuộc dạng đầy đủ các thể loại ăn chơi: 1 cổng D-Sub, 1 cổng DVI-D, 1 cổng HDMI, 1 cổng DisplayPort (Support Triple Monitor), 02 USB 2.0 + 4 USB 3.0 (02 do chip AMD A85X khiển, 02 do chip Etron EJ168 khiển), 1 cổng Optical S/PDIF...



* Chip Etron EJ168 quản lí thêm 2 cổng USB 3.0.



Thông số anh em xem thêm tại:
http://www.gigabyte.com/products/pro...px?pid=4343#ov



* Vài hình ảnh về bios.

Con này sử dụng UEFI Dual Bios, về cơ bản mình thấy nó không khác gì với những main sử dụng UEFI Bios trên Intel, vài phần chính.










MSI B75A-G43


MSI B75A-G43 thuộc series Gaming thể hiện qua chữ G trong tên sản phẩm, trên hộp in khá nhiều tính năng công nghệ mới mà nó hỗ trợ: Tương thích Windows 8, hỗ trợ CPU Ivy 22nm, hỗ trợ AMD Crossfire, hỗ trợ khe PCI-E 3.0, UEFI Click Bios II, ép xung tự động với OC Genie II và bo mạch này đạt tiêu chuẩn quân đội Military Class III 3 sao.

Hộp của MSI B75A-G43 to gấp đôi các main H61 và bằng các main Z77 ATX, mặt dưới chú thích hiệu quả của môt số tính năng công nghệ mà nó đang sở hữu.


Phụ kiện bao gim 3 cuốn sách hướng dẫn này nọ này nọ, đĩa driver + phần mềm, miếng FE chặn main, 2 sợi cable Sata III, một số đầu conector để việc lắp ráp mainboard với thùng máy được thuận tiện không nhầm lẫn chân cắm jumper.


MSI B75A-G43
sử dụng bo nền đen đường mạch nâu và nổi bật trên đó là các linh kiện mầu xanh, chữ trắng. Hai khe ram, 2 khe PCI-E, 2 tản nhiệt mosfet và tản nhiệt chipset làm cho main thực sự rất nổi khác hẳn nếu so sánh với các bo mạch chủ B75 khác, thậm chí nhìn không kém cạnh gì một số main H77, Z77 ở tầm tiền cao hơn nhiều.

MSI B75A-G43
tại VN là main B75 duy nhất lúc này tôi thấy trang bị đầy đủ tản nhiệt cho khu vực phase nguồn, linh kiện sử dụng đạt Military Class 3 sao nên cũng có độ chất tương đối với toàn bộ tụ rắn của hãng nhật bản Chemi-Con, cuộn cảm Super Ferrite Chokes cho khu vực phase cấp nguồn. Với kích thướng Full ATX nên các khe cắm mở rộng cũng rất đầy đủ với nhu cầu dùng cá nhân.


ASRock FM2A85X Extreme6


Sử dụng PCB ATX chuẩn, đủ lớn để chứa đựng nhiều khe cắm mở rộng hơn, nhồi nhét nhiều linh kiện dễ dàng hơn, nhờ đó mà tính năng AMD CrossfireX có thể sử dụng rất dễ dàng, đặc biệt là khoảng trống giữa các VGA.


Màu cơ bản là màu đen, kết hợp với một số rất ít màu kim loại từ tản nhiệt, có thể nói ai thích sự đa dạng màu sắc thì FM2A85X Extreme6 không đáp ứng được, nhưng về cơ bản, thì mainboard này vẫn đẹp với mình, mang chút gì đó sang sang với màu kim loại vàng và đen một cách mạnh mẽ.


Về tổng thể, không có gì để chê bai mainboard này cả, mọi thứ đều có vẻ khá cân đối, hài hòa cả về bố trí linh kiện, .... giao tiếp nhìn lướt qua khá nhiều và đa dạng, sẽ được trình bày chi tiết hơn ở phần sau.











3. Giao tiếp cơ bản, có sẵn:

Những gì có sẵn có thể làm nhiều người bất ngờ và bực mình, hai cảm giác khá là trái ngược nhau, ít nhất là cũng trong tình huống của người viết là mình đây.

Đầu tiên, giao tiếp hình ảnh có đầy đủ các thể loại luôn, bao gồm cả D-sub, DVI, HDMI và DisplayPort, chưa từng thấy mainboard nào tích hợp đủ bộ như thế này, thực tế dùng hết cả 4 cổng không thì hạ hồi phân giải, nhưng có thể xem đây là điểm mạnh đầu tiên.


Thứ 2, USB 3.0 được trang bị sẵn đến 4 cổng, khá là nhiều, đặc biệt là khi so với tổng cộng chỉ có 6 cổng USB được trang bị sẵn, và chính vì chỉ có 2 cổng USB 2.0 còn lại nên người viết mới gặp rắc rối 1 chút trong quá trình cái đặt đầu tiên với quy trình cài WIN từ USB.


3, mình thích kiểu đặt nút clear CMOS ra đằng sau thế này, rất tiện dùng, đặc biệt khi dùng hàng lạnh để mà mạo hiểm.





VII. Tổng kết :
Có thể nói APU A10-5800K là igp(vga onboard) mạnh nhất hiện nay .
Nếu bạn đầu tư 1 pc phục vụ game online , game ofline với màn hình lcd độ phân giải dưới 1600x900 thì A10-5800K là best choice thay vì 1 bộ combo cpu i3 + vga hd 7750 vừa tốn điện và tốn diện tích case của bạn .
APU A10 cũng như các APu Trinity khác sẽ về VN là gập tràng vào giữa và cuối tháng 11 năm nay

Tin Học

Văn Phòng

Ebook